Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên phù hợp với ngành học
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên như thế nào để cho thật phù hợp với ngành học và tránh gây lãng phí khi một mùa tựu trường nữa lại sắp đến. Nếu bạn là một tân sinh viên và quan tâm tới vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được cho mình những kinh nghiệm và lựa chọn được một mẫu laptop ưng ý.
Kinh nghiệm mua laptop sinh viên chất lượng
Để lựa chọn được một thiết bị hỗ trợ đắc lực cho ngành học của mình, bạn sẽ cần phải có những kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên nào?
Chọn CPU cho laptop sinh viên
Dù là ngành học nào, laptop cũng cần có một cấu hình nhất định mới có thể hoạt động ổn định cũng như đáp ứng được tốt nhu cầu sử dụng, nghiên cứu. Cấu hình này sẽ dựa vào các yếu tố như CPU, RAM, ổ cứng và card màn hình.
Theo Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên, chọn lựa CPU laptop càng cao sẽ đồng nghĩa với việc tốc độ xử lý thông tin của laptop càng mạnh mẽ, máy sẽ hoạt động mượt mà hơn.
>>> Xem thêm: Tổng hợp laptop văn phòng mỏng nhẹ giá rẻ được ưa chuộng
CPU gồm có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất hiện nay là các CPU của Intel. Trong số các sản phẩm của Intel, dòng CPU có hiệu năng thấp nhất đó là Intel Celeron. Tiếp đến là các dòng Intel Core U-series, M-series và Y-Series. Dù hiệu năng thấp nhưng bù lại, các dòng CPU này lại có khả năng tiết kiệm điện rất tốt.
Tiếp đến là các dòng CPU Intel Core i-series, trong đó phổ biến nhất là các dòng Intel Core i3 và Intel Core i5. Cao cấp hơn bạn có thể lựa chọn CPU Intel Core i7 và Intel Core i9 với hiệu năng mạnh mẽ, đáp ứng được tất cả các nhu cầu từ học tập cho tới chơi game ở cấu hình cao
Tuy nhiên, lựa chọn CPU thôi là chưa đủ bởi nếu thiếu đơn vị lưu trữ dữ liệu tạm thời (RAM) thì tốc độ xử lý của CPU cũng sẽ bị giảm đi đáng kể. Bộ nhớ RAM cơ bản hiện nay thường từ 3 – 4GB. Nhưng nếu bạn muốn máy hoạt động hiệu quả hơn, bạn vẫn hoàn toàn có thể nâng cấp dung lượng RAM lên tới 16 – 32GB.
Chọn dung lượng Ram cho laptop sinh viên
Nếu CPU và RAM đóng vai trò quan trọng trong xử lý dữ liệu thì ổ cứng lại là thành phần lưu trữ và đọc/ghi dữ liệu. Ổ cứng có dung lượng càng lớn, bạn sẽ càng thoải mái lưu trữ, cài đặt phần mềm. Khi chọn laptop, bạn nên lựa chọn những mẫu máy có tối thiểu 128GB dung lượng ổ cứng trở lên.
Một trong những Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên hữu ích là khi lựa chọn laptop, bạn cùng cần xem mẫu máy đó đang sử dụng ổ cứng HDD hay SSD. Bởi hai dòng ổ cứng này có tốc độ quay và độ bền khá chênh lệch. Tuy nhiên, các mẫu laptop sử dụng ổ cứng HDD thường sẽ có dung lượng cao hơn hoặc giá bán rẻ hơn so với các máy tính sử dụng ổ cứng SSD.
Điều cuối cùng bạn cần xem xét về cấu hình khi chọn laptop đó là card màn hình của máy. Nếu nhu cầu sử dụng của bạn chỉ ở mức cơ bản như lướt web, sử dụng Word, Excel,…thì một chiếc card màn hình onboard đã là quá đủ. Tuy nhiên, nếu bạn học các ngành yêu cầu đồ hoạ cao thì một chiếc VGA rời sẽ là lựa chọn tối ưu hơn đấy.
Chọn lựa thiết kế laptop
Thiết kế của laptop không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn mang tới sự tiện lợi cho người dùng. Hầu hết các khối ngành kinh tế, xã hội sẽ chỉ yêu cầu các tác vụ sử dụng laptop cơ bản như sử dụng ứng dụng văn phòng, lướt web, trình chiếu,…Do đó bạn nên lựa chọn các mẫu laptop có thiết kế nhỏ gọn để đảm bảo có thể sử dụng bất cứ khi nào.
Ngược lại, các ngành kỹ thuật, đồ hoạ, mỹ thuật, kiến trúc,…sẽ yêu cầu các mẫu laptop có cấu hình cao, đủ khả năng để sử dụng các ứng dụng vẽ 3D, render video, thiết kế đồ hoạ,…một cách mượt mà, ổn định. Đặc điểm chung của các mẫu laptop này là thường có kích thước màn hình lớn, từ 15,6 – 17 inch, cùng vẻ bề ngoài khá mạnh mẽ, hiện đại.
Chọn lựa màn hình laptop
Nhắc đến Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên, màn hình là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Khi chọn màn hình bạn nên lựa chọn cần có độ phân giải tối thiểu ở mức Full HD. Đó là bởi độ phân giải này vừa đảm bảo được chất lượng hình ảnh ở mức ổn, vừa đảm bảo mắt của bạn sẽ không bị ảnh hưởng sau thời gian dài sử dụng.
Chọn lựa bàn phím và touchpad
Bàn phím laptop được đánh giá tốt là những loại bàn phím có hành trình sâu, độ nảy tốt và không bị nhức, mỏi các khớp ngón tay dù gõ phím trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên các loại bàn phím được hỗ trợ đèn nền bên dưới để có thể sử dụng dễ dàng trong môi trường thiếu sáng.
Còn với touchpad, bạn nên lựa chọn các laptop có touchpad nhạy và hỗ trợ đa dạng các thao tác vuốt, chạm để giúp việc sử dụng được nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Lựa laptop đa dạng cổng kết nối
Để đảm bảo việc kết nối các thiết bị ngoại vi như ổ cứng di động, chuột, bàn phím, máy chiếu,…diễn ra một cách thuận lợi, bạn nên lựa chọn các mẫu laptop được tích hợp đầy đủ các cổng kết nối như HDMI, USB-A, USB-C, jack audio 3.5mm, Thunderbolt,… Đây chính là kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên bạn không nên bỏ qua.
Chọn laptop có thời lượng pin cao
Các mẫu laptop phù hợp nhất để sử dụng, dù là ngành học nào, là những mẫu máy tính có thời gian sử dụng từ 8 tiếng trở lên mà không cần cắm sạc. Bởi khoảng thời gian này là vô cùng lý tưởng để bạn có thể thoải mái sử dụng trong những buổi học nhóm, sinh hoạt chung, họp đoàn, đội,…
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên theo ngành học
Sau khi đã biết được các kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên chất lượng, tiếp theo chúng ta sẽ đi vào phân tích sâu hơn để giúp bạn lựa chọn được mẫu máy tính phù hợp nhất với ngành học của mình nhé.
Kinh nghiệm chọn laptop cho sinh viên IT
Đặc điểm chung của các sinh viên IT đó là phải gõ code hàng nhiều giờ đồng hồ trên máy tính. Bởi vật mà điều đầu tiên mà một laptop dành cho sinh viên IT cần có đó là bàn phím có hành trình phím sâu, cảm giác bấm thoải mái và màn hình có độ phân giải cao, được tích hợp các tính năng giảm thiểu ánh sáng xanh để bảo vệ mắt.
Nhắc đến Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên, chắc chắn laptop sẽ cần một cấu hình mạnh mẽ. Do đó bạn nên xem xét sử dụng CPU Intel i7 hoặc các CPU Intel thế hệ thứ 6 trở lên. Dung lượng RAM 8 – 16GB và bộ nhớ tối thiểu 500GB để đảm bảo quá trình xử lý và lưu trữ thông tin diễn ra một cách mượt mà, không bị quá tải.
Ngoài ra, thời lượng pin của laptop cho sinh viên IT cũng cần lớn để có thể sử dụng thoải mái kể cả khi không kết nối với nguồn sạc.
Kinh nghiệm chọn laptop cho sinh viên đồ hoạ
Thay vì cần gõ phím nhiều, sinh viên chuyên ngành đồ hoạ lại cần vẽ, thiết kế 2D, 3D bởi vậy yêu cầu về một màn hình có độ phân giải từ Full HD+ trở lên, có tần số quét lớn và độ bao phủ màu đạt từ 90% trở lên.
Cấu hình laptop ở mức cao chắc chắn vẫn sẽ là một yêu cầu bắt buộc. Một chiếc laptop sử dụng chip Intel Core i5 trở lên với số lượng nhân và luồng cao sẽ đáp ứng rất tốt yêu cầu làm việc đa nhiệm cũng như cải thiện tốc độ xử lý hình ảnh trong quá trình học tập, làm việc. Ngoài ra, dung lượng RAM tối thiểu cũng phải là 8GB.
Theo Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên, bạn cũng sẽ cần quan tâm tới card đồ hoạ của laptop. Chắc chắn rằng các mẫu máy sử dụng card onboard sẽ rất khó để xử lý yêu cầu render hình ảnh cao của ngành đồ hoạ. Thay vào đó, bạn sẽ cần lựa chọn các mẫu laptop sử dụng VGA rời như NVIDIA hay AMD.
Kinh nghiệm chọn laptop cho sinh viên kinh tế, tài chính
Việc lựa chọn laptop cho sinh viên chuyên ngành kinh tế, tài chính có lẽ sẽ dễ dàng hơn so với hai chuyên ngành kể trên. Bởi nhu cầu của sinh viên kinh tế, tài chính sẽ chỉ dừng lại ở việc sử dụng các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Powerpoint, SPSS, SAS…cũng như các nhu cầu giải trí cá nhân như xem phim, chơi game cơ bản.
Do đó mà một chiếc laptop sử dụng CPU Intel Core i3 hoặc cao hơn là Intel Core i5 là đã có thể đáp ứng tốt những nhu cầu này. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các mẫu laptop có dung lượng RAM lớn để máy có thể nhanh chóng xử lý các thông tin có cường độ tính toán cao như Excel hay SPSS.
Tạm kết về kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên
Trên đây là chi tiết tất cả các kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên để phù hợp với chuyên ngành học. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn được cho bản thân một mẫu laptop phù hợp để hoàn thành năm học mới một cách xuất sắc nhất.