Là người Việt, chắc hẳn ai cũng từng tự hỏi ngày Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu? Nhiều người nói Tết Nguyên Đán đến từ Trung Quốc, số khác lại cho rằng truyền thống này đến từ người Việt. Cùng tìm hiểu câu trả lời này qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

Việc ăn Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta đã bắt nguồn từ xa xưa, qua biết bao thế hệ cha ông. Cho đến bây giờ câu hỏi Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu vẫn là một dấu hỏi lớn gây ra nhiều bàn tán, tranh cãi. 

Nhiều người trên thế giới cho rằng Tết Nguyên Đán đến từ thời Nam Hoàng Ngũ Đế tại Trung Quốc. Sau đó du nhập vào Việt Nam sau 1000 năm đô hộ Bắc thuộc. Vì vậy, ngày nay các nước phương Tây vẫn còn nhầm lẫn Chinese New Year là chỉ Tết Nguyên Đán chung của các nước châu Á.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều lại cho rằng Tết Nguyên Đán là của người Việt. Bởi hàng ngàn năm trước đây, nền văn minh Văn Lang Âu Lạc thời Vua Hùng đã xuất hiện bánh chưng, bánh giày. Đây đều là những món ăn đặc trưng của ngày tết Việt Nam.

Ngoài ra cũng có một vài dẫn chứng khác chỉ rõ ràng Tết Nguyên Đán không phải từ Trung Quốc. Vậy nên có dù có xuất xứ từ Việt Nam hay không thì sự thật là Tết Nguyên Đán chúng ta không hề “vay mượn” từ quốc gia này.

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Ngày nay, có rất nhiều nước có tập tục đón Tết Nguyên Đán vì cùng sử dụng lịch Âm. Các quốc gia hay địa phương đều rất đa dạng trong truyền thống ăn Tết. Tại mỗi vùng miền, Tết Nguyên Đán cũng sẽ có ý nghĩa riêng tuy nhiên vẫn đều hướng về các điều tốt đẹp.

Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian chuyển giao năm mới sang năm cũ. Mọi người già trẻ lớn bé đều sẽ được nghỉ Tết, đón tết cùng gia đình. Đây là dịp lễ để sum vầy, đoàn viên. Người người đều mong cầu một năm mới bình an, thịnh vượng hơn.

Tập tục ăn Tết Âm lịch tại Việt Nam

Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán hay Tết Âm lịch là một trong những dịp lễ quan trọng nhất. 

Tết âm lịch

Người Việt sẽ bắt đầu đưa Ông Công Ông Táo vào ngày 23 âm lịch và ăn tết cho đến khoảng mùng 7 tháng Giêng. Có lẽ không có mùa nào trong năm vui hơn mùa Tết đến xuân về.

Dọn dẹp nhà cửa

Thói quen dọn dẹp nhà cửa vào cuối năm để đón tết đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt. Khi cả nhà đã được nghỉ Tết, không còn đi học, đi làm như thường ngày. Mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp phòng ốc, bàn ghế… để đón Tết. 

Một số phong tục ngày tết truyền thống

Ngoài việc giúp ngôi nhà trở nên sạch sẽ, sáng bóng để ăn Tết. Phong tục này còn được coi như việc xua đuổi, “quét” đi những điều không tốt đẹp ra khỏi nhà. Bỏ đi hết mọi xui rủi của năm cũ nhằm đón những điều may mắn, tài lộc hơn vào năm mới.

Lì xì

Có câu “ Mùng 1 Tết Cha, Mùng 2 Tết Mẹ, Mùng 3 Tết Thầy”. Đúng vậy, vào 3 ngày đầu năm mới mọi người sẽ trở về nhà thăm gia đình và người thân để chúc tết. Khi đi chúc Tết, người lớn sẽ thường lì xì cho các người trẻ, con nít. 

Lì xì ngày tết

Bao lì xì thường có màu đỏ bắt mắt với ý nghĩa may mắn được trao gửi đến người nhận. Những đứa bé nhận được lì xì cũng sẽ đối đáp lại với người lớn bằng những câu chúc may mắn, tốt đẹp. Ngoài ra con cháu trong nhà cũng sẽ gửi bao lì xì đến ông bà để mừng tuổi.

Tảo mộ

Tết không chỉ là dịp để gia đình sum vầy và đơn thuần gửi nhau những lời chúc mừng năm mới. Mà Tết còn là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu kính đến tổ tiên và những người đã khuất. 

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Từ các ngày cuối năm và đầu năm mới người Việt thường đến nghĩa trang, phần mộ tổ tiên để đi tảo mộ. Mọi người sẽ dọn dẹp bia mộ, trang trí lại cho tươm tất gọn gàng và thắp nhang mời tổ tiên về cùng đón tết cùng con cháu. Đây là một truyền thống rất tốt đẹp của Người Việt Nam.

Vui Xuân Tết Nguyên Đán với trend GHÉP ẢNH TẾT CẦM HOA ĐÀO siêu hài hước và độc lạ.

Một số tập tục khác

Tết Nguyên Đán có rất nhiều phong tục và hoạt động. Bên cạnh những tập tục mà Bản tin công nghệ đã kể trên thì Tết còn có các hoạt động như: Đi chùa, Xông đất… 

Người Việt Nam sẽ cùng nhau đi chùa đầu năm để thắp nhanh và cầu nguyện năm mới tốt lành, gia đình mạnh khoẻ. Ngoài ra trước giao thừa cả nhà thường quay quần bên thang bếp lửa để cùng nhau nấu bánh chưng, bánh giày. 

Kết luận

Trên đây là các tìm hiểu Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâuBản tin công nghệ cập nhật được. Mong rằng bạn đã tìm thấy những điều cần giải đáp về ngày Tết. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè để rõ hiểu hơn về ngày lễ truyền thống này nhé!