Bạn đã biết biểu tượng linh vật SEAGame 32 là gì chưa? Ý nghĩa biểu tượng linh vật này là gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi về linh vật SEAGame 32 là con gì cũng như ý nghĩa của biểu tượng trong bài viết sau nhé!

Hé lộ biểu tượng linh vật SEAGame 32 – Thỏ trắng Borey và Romdoul

Sắp tới đây, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 – SEA Games 32 sẽ được diễn ra tại thủ đô Phnom Penh cũng như tại một số địa phương khác của Campuchia, dự kiến tổ chức vào ngày 5 đến 16 tháng 5, 2023.

Hé lộ biểu tượng linh vật SEA Games 32

Mặc dù vậy, biểu tượng linh vật của SEA Games 32 cũng đã được bật mí vào lễ bế mạc của SEA Games 31. Biểu tượng thay thế cho Sao La của Việt Nam để trở thành biểu tượng linh vật trong Đại hội Thể thao sắp tới đây chính là Thỏ trắng Borey và Romdoul.

Cặp Thỏ trắng với Borey (trang phục màu xanh dương) và Romdoul (trang phục màu đỏ) chính là biểu tượng linh vật chính thức của SEA Games 32. Hai chú thỏ trắng trong trang phục truyền thống dành cho nam và nữ với 2 tông màu xanh, đỏ – màu chủ đạo trên quốc kỳ Campuchia.

Ý nghĩa biểu tượng linh vật SEA Games 32

Về ý nghĩa của biểu tượng linh vật SEA Games 32, Thỏ trắng được Campuchia lựa chọn vì năm nay là năm con thỏ (lịch âm) với thỏ đực là Borey và thỏ cái là Romdoul. 

Ý nghĩa biểu tượng linh vật SEA Games 32

Chú thỏ may mắn với tố chất thông minh, mưu trí và lanh lợi còn mang ý nghĩa tượng trưng cho khả năng thích nghi với hoàn cảnh và vượt qua khó khăn. 

Hình ảnh thỏ trong Phật giáo còn mang ý nghĩa biểu tượng cho lòng vị tha, biểu tượng của công lý và hạnh phúc. Cũng dựa trên ý nghĩa này, SEA Games 32 còn có slogan là “Sports live in peace”, có nghĩa là “Thể thao sống trong hòa bình”.

Về tên của 2 chú thỏ, Borey mang ý nghĩa gắn kết trong khi Romdoul đại diện cho quốc hoa, tượng trưng cho vẻ đẹp của đất nước Campuchia. Cái tên Romdoul thường được ví như các cô gái Khmer dí dỏm nhưng không kém phần duyên dáng, dịu dàng.

Ngoài ra trang phục truyền thống của Borey và Romdoul còn được gọi là Bokator và đây cũng là tên một môn võ thuật cổ xưa của người Mon Khmer, đại diện cho sự thông minh, chính trực. Đây cũng là tôn chỉ của “Xứ sở chùa tháp” trong kì SEA Games 32 này.

Nguồn cảm hứng của biểu tượng linh vật SEAGame 32

Dựa vào ý nghĩa của biểu tượng linh vật SEA Games 32, có thể thấy chủ nhà Campuchia đã lấy cảm hứng từ những nét đẹp truyền thống của đất nước mình và tạo ra 2 chú thỏ Borey – Romdoul vô cùng duyên dáng.

Nguồn cảm hứng của biểu tượng linh vật SEA Games 32

Hình ảnh biểu tượng linh vật SEA Games 32 với thỏ đực cầm đuốc trên tay phải và thỏ cái đang chào đón khách với sự tươi tắn, hiếu khách được thể hiện trên gương mặt. 

Với nguồn cảm hứng từ những nét đẹp truyền thống như trang phục Bokator, hình ảnh thỏ trắng, biểu tượng linh vật SEA Games 32 đã truyền đến thông điệp về hòa bình và sự bình đẳng giới trong thể thao.

Nhìn lại linh vật SEA Games qua các năm

Có thể thấy biểu tượng linh vật SEA Games 32 mang ý nghĩa quan trọng trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Bên cạnh hình ảnh 2 chú thỏ Borey và Romdoul, chúng ta hãy cùng điểm lại danh sách những linh vật của SEA Games qua các năm dưới đây nhé!

  • SEA Games 1985 – Wichien-maat: Mèo Xiêm.
  • SEA Games 1987 – Không có linh vật.
  • SEA Games 1989 – Johan: Rùa vàng.
  • SEA Games 1991 – Kiko Labuyo: Gà trống miền núi với nhiều màu sắc.
  • SEA Games 1993 – Singa: Sư tử.
  • SEA Games 1995 – Sawasdee: Mèo Xiêm cầm ô truyền thống của Thái Lan.
  • SEA Games 1997 – Hanuman: Khỉ trắng trong thiên sử Ramayana.
  • SEA Games 1999 – Awang Budiman: Cậu bé Brunei.
  • SEA Games 2001 – Si Tumas: Sóc vàng.
  • SEA Games 2003  – Trâu vàng: Trâu vàng Việt Nam.
  • SEA Games 2005 – Gilas: Đại bàng Philippines.
  • SEA Games 2007 – Can: Mèo Korat cầm khèn bè.
  • SEA Games 2009 – Champa (voi trắng) và Champi (voi hồng): Hai chú voi mặc trang phục truyền thống của Lào.
  • SEA Games 2011 – Modo (màu lục) và Modi (màu trắng): Cặp rồng Komodo.
  • SEA Games 2013 – Shwe Yoe và Ma Moe: Một cặp chim cú.
  • SEA Games 2015 – Nila: Sử tử bờm đỏ với gương mặt trái tim.
  • SEA Games 2017 – Rimau: Hổ Mã Lai.
  • SEA Games 2019 – Pami: Biểu tượng quả bóng xốp.
  • SEA Games 2021 – Sao La: Sao la Việt Nam.
  • SEA Games 2023 – Borey và Romdoul: Một cặp thỏ mặc trang phục Bokator truyền thống của người Khmer.

Có thể thấy, việc tổ chức một Đại hội Thể thao lớn nhất tại Đông Nam không phải là một việc đơn giản mà còn cần phải mang đến cho khán giả những trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc.

Ngoài ý nghĩa biểu tượng, linh vật SEA Games còn thể hiện nét đẹp của nước chủ nhà, thể hiện tinh thần của đất nước cũng như truyền tải bản sắc văn hóa, giá trị tinh thần giữa đất nước và sự đoàn kết với nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Chính vì thế, việc tạo ra các biểu tượng linh vật SEA Games 32 đều vô cùng quan trọng, trở thành một người bạn đồng hành cùng với những người hâm mộ đi qua những cảm xúc tuyệt vời trong thể thao.