Các lí do tại sao cần tắt Window Defender
Windows Defender là một phần mềm diệt virus được tích hợp sẵn trên các dòng máy tính, laptop sử dụng Windows 10. Phần mềm này sẽ mặc định khởi động, chạy ở chế độ nền để đảm bảo an toàn cho máy tính, laptop Windows của bạn. Tuy nhiên, việc hoạt động của Windows Defender đôi lúc mang đến một số bất lợi cho thiết bị của bạn. Hãy cùng tìm hiểu các lý do tại sao bạn cần tắt Window Defender trong bài viết bên dưới để máy bạn hoạt động tốt hơn.
Windows Defender không hẳn là phần mềm chống virus tốt nhất
Phần mềm nào cũng có ưu và khuyết điểm riêng biệt. Mặc dù Windows Defender đã hoạt động rất tốt ở phiên bản hiện tại, nhưng song song đó vẫn còn nhiều hạn chế đáng đề cập đến như:
- Tính năng kiểm soát dành cho các bậc phụ huynh bị giới hạn ở các trang trình duyệt Microsoft
- Tính năng bảo mật Internet phải được cài đặt tách biệt từ các trình duyệt không thuộc Microsoft (như Chrome và Firefox)
- Tính năng bảo vệ trong thời gian thực không thể ngăn chặn hoàn toàn một số file độc hại trong quá trình quét, kiểm thử
- Khó khăn trong việc điều hướng Windows Defender đối với những ai dùng lần đầu
- Phần mềm không có sẵn VPN hoặc trình quản lý mật khẩu
- Microsoft không cập nhật cơ sở dữ liệu một cách thường xuyên để có thể theo kịp xu thế
Nhìn chung, theo đánh giá từ các chuyên gia bảo mật, Windows Defender có khả năng bảo vệ máy tính của bạn đủ tốt và hoàn toàn không thua kém so với các phần mềm diệt virus khác, được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Đối với người dùng cá nhân, việc sử dụng Windows Defender có thể đánh giá là khá ổn, trong mức có thể chấp nhận được khi làm việc hàng ngày. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thì việc lựa chọn sử dụng Windows Defender không phải là lựa chọn an toàn.
Quyền riêng tư người dùng không đảm bảo
Tất cả các phần mềm chống virus được thiết kế để đảm bảo an ninh tối đa cho máy tính của bạn thôi, chứ không bảo đảm về quyền riêng tư của bạn. Khi sử dụng phần mềm chống virus, dù là Windows Defender hay phần mềm khác, là bạn đã cho phép phần mềm đó truy cập thoải mái vào tất cả các tệp và lưu lượng truy cập web của bạn.
Dù các nhà cung cấp các phần mềm chống virus đều bảo đảm với người dùng rằng họ không theo dõi hoặc thu thập bất cứ thông tin, dữ liệu nào từ người dùng nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy, kể cả Windows Defender.
Vì vậy, nếu lo ngại về quyền riêng tư không được đảm bảo hoặc trong trường hợp bạn sử dụng thiết bị của mình để truy cập và quản lý dữ liệu nhạy cảm cao, cực quan trọng thì việc sử dụng phần mềm chống virus không phải là lựa chọn tốt nhất.
Tối ưu hóa không gian ổ đĩa và CPU
Nhìn chung, hầu hết các phần mềm chống virus đều sử dụng triệt để tài nguyên trên thiết bị của bạn khi thiết bị đang chạy, từ CPU cho đến dung lượng ổ đĩa, RAM. Nhưng với Windows Defender, nó còn tận dụng tài nguyên thiết bị của bạn hơn thế nữa, nó liên tục theo dõi và quét tìm virus, phần mềm độc hại/gián điệp, khiến tài nguyên của thiết bị tiêu hao đáng kể và làm giảm việc sử dụng tối đa phần cứng của thiết bị.
Nếu mở Windows Defender, bạn cần cân nhắc về tình trạng kể trên. Thậm chí phần mềm này còn thực hiện tiến trình chạy quét sâu, nhiều lúc sẽ chiếm hết tài nguyên của thiết bị khiến thiết bị của bạn hoạt động cực kỳ chậm và bạn gần như không thể sử dụng được các ứng dụng khác trong khi nó đang quét. Do đó nhiều người dùng đã lựa chọn tắt Window Defender.
Sử dụng các ứng dụng khác gặp lỗi với phần mềm này
Vì Windows Defender chạy, quét thiết bị của bạn một cách liên tục, thậm chí còn quét chuyên sâu, nhằm tìm ra các ứng dụng khác có hoạt động đáng ngờ hoặc các file tự sao chép có dấu hiệu của phần mềm độc hại. Vì vậy, nó có thể làm gián đoạn và ngăn chặn quá trình hoạt động của ứng dụng khác, dẫn đến lỗi xung đột trong quá trình sử dụng làm cho thiết bị bạn bị quá tải hoặc trường hợp tệ hơn là làm hỏng hệ điều hành.
Trên đây là các lý do tại sao bạn cần tắt Window Defender trên mát, hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn một nguồn thông tin hữu ích và giúp bạn có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng hoạt động trì trệ, chậm lag của máy tính, laptop của bạn.