Khi sử dụng máy tính, các ổ cứng được mặc định trên thiết bị không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người. Và bạn không biết làm thế nào mà chia ổ cứng SSD laptop mà vẫn còn giữ nguyên dữ liệu. Bài viết sau đây sẽ Hướng dẫn chia ổ cứng trên Win 10, 7 không mất dữ liệu.
Nội dung chính
Có nên chia ổ SSD không?
Việc chia ổ cứng sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng. Nhưng việc chia ổ cứng SSD có ưu điểm như thế nào? Sau đây là những ưu điểm chia ổ cứng SSD:
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Chia thành nhiều ổ cứng nhỏ hạn chế được việc nhiễm virus. Nếu trường hợp có một ổ cứng bị nhiễm virus bạn chỉ cần đóng băng ổ cứng còn lại để tránh việc nhiễm và gây phá hủy dữ liệu.
- Ổ cứng SSD sử dụng chip nhớ tiên tiến nên khi chia ổ cứng sẽ không làm giảm tốc độ.
Một số lưu ý khi chia ổ cứng SSD laptop:
- Không nên chia ổ cứng có dung lượng quá thấp. Ổ cứng SSD có ưu điểm đọc và ghi dữ liệu một cách nhanh chóng nhưng nhược điểm là ổ SSD sẽ không khôi phục lại nếu bị Bad Sector hoặc lỗi.
- Không nên chia ổ cứng SSD vào những phân vùng quá nhỏ. Đặc biệt những file lớn hay những dữ liệu quan trọng.
Trên đây là ưu điểm cũng như một số lưu ý khi bạn tách linh kiện máy tính bàn ổ cứng SSD. Bạn cần cẩn thận khi sử dụng để tránh việc làm giảm tốc độ hoạt động của máy tính hoặc nghiêm trọng hơn là mất dữ liệu quan trọng.
Hướng dẫn chia ổ cứng Win 10 không mất dữ liệu
Bạn muốn chia ổ cứng không mất dữ liệu để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không cần cài đặt thêm một công cụ thứ ba nào khác. Sau đây là các bước chia ổ cứng win 10 không mất dữ liệu dễ thực hiện nhất:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần khởi động máy tính lên. Sau khi khởi động xong, nhấn chuột phải vào “Computer” và sau đó chọn vào “Manager” như hình bên dưới.
- Bước 2: Tiếp theo, trong cửa sổ “Computer Management” mà màn hình hiển thị và chọn “Disk Management” để vào phần quản lý ổ cứng.
- Bước 3: Sau đó nhấn chuột phải vào ổ đĩa mà bạn muốn tách dung lượng và chọn “Shrink Volume”.
- Bước 4: Màn hình máy tính sẽ hiển thị mục “Enter the amount of space to shrink in MB” bạn nhập vào dung lượng mình cần muốn chia.
- Bước 5: Sau đó nhấn Shrink để bắt đầu quá trình chia ổ cứng SSD. Lưu ý dung lượng khi bạn chia được tính theo đơn vị là bội số của 1MB.
- Bước 6: Sau khi chia ổ cứng win 10 xong màn hình sẽ hiển thị một vùng màu đen với với khoản dung lượng rỗng chưa được phân vùng.
- Bước 7: Vùng màu đen xuất hiện, bạn nhấn chuột phải vào vùng đó lệnh “New Simple Volume”.
- Bước 8: Giao diện của một cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấn chuột trái vào Next để tiếp tục.
- Bước 9: Chọn dung lượng ổ nhớ cần chia, trên giao diện màn hình sẽ hiển thị mặc định dung lượng tối đa.
- Bước 10: Người dùng cũng có thể tùy chỉnh bằng cách nhấn chuột trái vào dấu mũi tên lên hoặc xuống.
- Bước 11: Sau khi chọn xong dung lượng ổ nhớ cần chia chọn Next.
- Bước 12: Tiếp theo đặt tên ổ đĩa mà bạn đã tách. Lưu ý ở bước này tên đặt cho ổ đĩa mới không trùng với tên những ổ đĩa có sẵn. Sau đó nhấn chọn Next.
- Bước 13: Bạn nhấn vào “Format this volume with…” và chọn “Perfom a quick format”.
- Bước 14: Tiếp đến, chọn Next để xác nhận phân vùng lại ổ đĩa vừa tạo. Đây là thao tác bắt buộc, bạn không được bỏ qua nhé!
- Bước 15: Cuối cùng bạn cần nhấn Finish để hoàn thành chia ổ cứng trên win 10.
Trên đây là các thủ thuật máy tính hướng dẫn chia ổ cứng trên win 10. Chỉ cần những bước thật đơn giản là bạn đã có thể chia ổ cứng SSD Win 10. Bạn cần thực hiện thật cẩn thận và lưu ý không bỏ sót qua bất cứ bước nào để tránh tốn nhiều thời gian phải thực hiện lại thao tác.
Lưu ý chia ổ cứng SSD win 7 và cách thực hiện chia ổ cứng SSD 120gb cũng tương tự các bước như cách chia ổ cứng SSD Win 10.
>>>> Xem thêm ổ cứng SSD và HDD là gì ? So sánh SSD và HDD nên dùng loại nào tốt hơn ?