Nhiều người khi xây dựng thùng PC thường chỉ tập trung vào CPU hoặc GPU mà bỏ qua thành phần quan trọng không kém: bảng mạch chủ – mainboard. Nếu bạn đang gặp khó khăn lựa chọn linh kiện máy tính mainboard phù hợp, hãy tham khảo những điểm cần lưu ý cân nhắc khi mua mainboard build PC dưới đây.

Chú ý giá cả khi mua mainboard build PC

Giá cả của bo mạch chủ mainboard thường dao động từ phân khúc phổ thông (1 triệu – 3 triệu VNĐ) cho đến phân khúc cận cao cấp (7 triệu – 10 triệu) và cao cấp (trên 10 triệu). Vấn đề tài chính cần là một ưu tiên hàng đầu khi nói đến quyết định chọn mainboard phù hợp.

Chú ý giá cả khi mua mainboard build PC

Thường với phân khúc phổ thông, bạn có thể sắm một chiếc mainboard cho phép ép xung ở những dòng chip của AMD. Nhưng với chip của Intel, mainboard phổ thông chỉ giới hạn ở tốc độ xung nhịp cơ bản, và nếu muốn ép xung, bạn sẽ phải sắm chiếc mainboard giá cao hơn (thường khoảng 3-5 triệu).

Bước đến ngưỡng cận cao cấp, bạn sẽ có được chiếc mainboard xây dựng tốt, bộ tản nhiệt lớn hơn, bộ cổng I/O mang thiết kế sang trọng hơn hẳn. Ngoài ra, mainboard cận cao cấp trở lên đều hỗ trợ tính năng ép xung vượt trội – tính năng mà chỉ có những mainboard cao cấp mới có khả năng thực hiện.

>>>> Xem thêm đánh giá Mainboard Asus và Gigabyte đâu là sự lựa chọn tốt nhất ?

Lựa chọn kích thước phù hợp

Hầu hết bo mạch chủ mainboard có ba kích cỡ chính:

ATX: dạng mainboard tiêu chuẩn với không gian rộng rãi cho ổ cắm và khe mở rộng.

Micro-ATX: nhỏ hơn khoảng 6.1 cm so với ATX, và rất ít không gian để lắp khe cắm mở rộng.

Mini-ITX: hợp với những dạng PC nhỏ gọn, nhưng loại này cũng chỉ đủ không gian cho một card duy nhất (như card màn hình), ít cổng kết nối cho ổ cứng và RAM hơn.

Lựa chọn kích thước phù hợp

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn kích cỡ bo mạch chủ phù hợp. Nếu bạn hướng đến một PC làm việc chuyên nghiệp hoặc gaming và có thể nâng cấp sau này, mainboard ATX sẽ là lựa chọn tối ưu nhất trong ba loại trên.

Vi xử lý CPU lắp vào chiếc mainboard

Khi mua mainboard build PC xây dựng cấu hình, cần lưu ý rằng lựa chọn một loại CPU cụ thể sẽ thu hẹp lại các lựa chọn mainboard của bạn. Lý do là vì khe CPU trên một bảng mainboard sẽ chỉ hoạt động tương thích với dòng chip mà mainboard đó được thiết kế.

Ví dụ, nếu bạn mua CPU Intel Core thế hệ 10 hoặc 11, bạn sẽ cần mainboard trang bị khe CPU LGA 1200. Dòng chip Intel Core thế hệ 9 về trước sẽ cần khe CPU LGA 1151, v.v… Nếu bạn dùng chip AMD, bạn không phải nghĩ quá nhiều bởi hầu hết chip AMD đều dùng chung một khe AM4. Nhưng nếu bạn đã sở hữu một CPU Intel Core, bạn cần phải tham khảo kỹ loại mainboard tương thích.

Vi xử lý CPU lắp vào chiếc mainboard

Có nhiều dạng khe cắm (socket) cho CPU trên mainboard như LGA, PGA, BGA. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh dạng socket BGA bởi chúng được đính vào mainboarod vĩnh viễn, đồng nghĩa với không thể nâng cấp nếu có nhu cầu say này. Do đó, bạn hãy chọn CPU trước, tìm hiểu dạng khe cắm tương thích và từ đó chọn bo mạch chủ phù hợp.

Cổng I/O lắp vào khi mua mainboard build PC

Ngoài ra, bước kiểm tra khu vực cổng xuất / nhận (I/O – input / output) luôn rất quan trọng nhằm đảm bảo mainboard đó đáp ứng các nhu cầu kết nối bạn cần trên máy tính. Ngoài ra, nắm rõ khu vực I/O của mainboard cũng giúp bạn dễ dàng mở rộng khe cắm khi có nhu cầu.

Cổng I/O lắp vào khi mua mainboard build PC

Để đảm bảo PC của bạn luôn hoạt động hiệu quả toàn diện, mainboard để build PC cần có những cổng sau:

USB 3 hoặc USB 3.1 Gen 1

USB 2 (chậm hơn USB 3 nhưng cần thiết cho bàn phím, chuột và nhiều thiết bị có dây)

USB 3.1 hoặc USB 3.2 Gen 2 (chưa phổ biến, nhưng cung cấp tốc độ cao 10 Gbps băng tần và chỉ có mặt ở dòng mainboard cận cao cấp trở lên)

USB Type-C (cần thiết nếu bạn thường kết nối PC với điện thoại)

HDMI / DisplayPort

Thunderbolt (rất hiếm nhưng hỗ trợ băng tần rất cao – đến 40 Gbps)

Chọn khe RAM khi mua mainboard build PC

Hầu hết các loại mainboard ngày nay đều có 4 khe RAM, tuy nhiên size nhỏ hơn như Mini-ITX chỉ cung cấp 2 khe. Tất nhiên, số lượng khe RAM sẽ quyết định dung lượng RAM mà bạn có thể lắp đặt cho máy tính PC, và tầm quan trọng của RAM đối với PC là điều không thể bàn cãi.

Chọn khe RAM khi mua mainboard build PC

Với nhu cầu làm việc chuyên sâu (coding, đồ họa 3D, phân tích dữ liệu,…) hoặc gaming, RAM từ 16 GB đến 32 GB sẽ đáp ứng tốt hiệu năng máy. Bạn có thể mua hai thanh RAM từ 8 GB – 16 GB để làm mức RAM chuẩn, và để 2 khe còn lại cho nhu cầu mở rộng sau này. Tất nhiên, bạn cũng có thể mua hai thanh RAM từ 32 GB trở lên, nhưng chi phí sẽ đội lên đáng kể.

Cổng SATA và cổng PCI trên một chiếc mainboard

Khi mua mainboard build PC, điều bạn cũng nên lưu ý và cân nhắc đó chính là số lượng cổng SATA và cổng PCI bạn cần.

Đối với SATA, cổng này sẽ cho phép bạn kết nối mainboard đến ổ cứng lưu trữ như SSD hoặc HDD. Nên việc mainboard có những cổng SATA bạn cần là rất quan trọng để lắp ổ cứng. Và cũng lưu ý rằng chuẩn SATA trên mainboard phải là SATA 6 gigabyte, hay còn gọi là SATA 3.0.

Cổng SATA và cổng PCI trên một chiếc mainboard

Đối với cổng PCI, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng máy tính mà bạn sẽ cần cổng PCI phù hợp để kết nối card mở rộng (như card âm thanh, WiFi, và nhiều cổng kết nối khác). Nếu bạn là game thủ, bạn sẽ cần ít nhất một cổng PCI Express x16 full tốc độ và thêm nhiều cổng khác để dễ dàng nâng cấp sau này.

Trên đây là những điểm cần cân nhắc khi mua mainboard build PC phải lưu ý thật kỹ càng. Hãy tham khảo kỹ lưỡng và đảm bảo bạn đã chọn đúng sản phẩm bo mạch chủ nhé. Chúc bạn thành công!