Dù bạn đang sử dụng PC, laptop để làm việc hay laptop gaming dùng để chơi game thì hầu hết người dùng luôn phải suy nghĩ về hệ thống tản nhiệt cho cỗ máy của mình. Hôm nay hãy cùng mình thử so sánh giữa 2 hệ thống tản nhiệt nước và khí để xem rằng giữa một bên là giá thành rẻ còn một bên là công nghệ hiện đại, thì cái nào phù hợp với bạn hơn. Hãy cùng nhau theo dõi nhé!
Nội dung chính
Tản nhiệt là gì?
Đa số ai trong chúng ta cũng đều biết đến tản nhiệt là gì và sự quan trọng của tản nhiệt đối với máy tính. Nhưng có lẽ sẽ không nhiều người biết về cơ cấu làm việc cụ thể thì sẽ ra sao nhỉ?
Nói một cách dễ hiểu thì tản nhiệt là một hệ thống được trang bị để làm mát cho thiết bị, giúp cho thiết bị không bị quá nhiệt dẫn đến tình trạng hư hỏng. Bởi trong quá trình mà bạn sử dụng thì một số thiết bị phần cứng nhất là CPU và VGA sẽ tỏa ra lượng nhiệt rất lớn.
Chính vì những nhiệm vụ trên mà bộ phận tản nhiệt được ra đời nhằm giúp hạ nhiệt cho bộ máy. Các bộ phận này sẽ tiêu thụ hầu hết lượng nhiệt phát ra trong quá trình máy hoạt động, sau đó phát tán lượng nhiệt này vào môi trường trước khi các linh kiện máy tính bị quá nhiệt. Vậy khi build PC chọn mua tản nhiệt CPU máy tính nhế nào, mỗi loại có điểm mạnh, điểm yếu gì?
Tản nhiệt khí
Tản nhiệt khí là gì?
Tản nhiệt khí là một hệ thống làm mát bằng quạt khí được người dùng lựa chọn để sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay. Hầu hết các máy laptop hiện nay từ có giá thành rẻ đến cao cấp đều sử dụng bộ tản nhiệt khí này nhờ có từ lâu đời và được phổ biến rộng rãi.
Tản nhiệt khí được người dùng ưa chuộng nhất là vì có giá thành rẻ, cấu tạo lại đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, cũng như không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng trong quá trình lắp đặt.
Ưu điểm
Tản nhiệt khí thường được dùng để Build PC nhờ vào những ưu điểm đặc biệt như sau:
- Giá cả phải chăng, đây được xem là ưu điểm mạnh nhất của tản nhiệt khí
- Dễ dàng vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng, bạn có thể tự vệ sinh máy mà không cần đến các dịch vụ vệ sinh
- Vì dễ dàng tháo lắp, vệ sinh nên cũng dễ dàng trong việc sửa chữa khi gặp sự cố.
- Hiện tại đang là công nghệ tản nhiệt phổ biến nhất và được phát triển hoàn thiện từng ngày
Nhược điểm
- Khi hoạt động cũng gây ra âm thanh và phát ra tiếng ồn
- Hiệu quả làm mát đem lại không thực sự cao
- Hay bị bám bụi nhiều vào cánh quạt gây mất vệ sinh
Tản nhiệt nước
Tản nhiệt nước là gì?
Nếu tản nhiệt khí dùng đã được thì tại sao người ta lại còn có sự xuất hiện của công nghệ tản nhiệt bằng chất lỏng này? Một phần lí do là vì tản nhiệt nước sẽ mang lại hiệu quả làm mát cao hơn rất nhiều so với tản nhiệt khí. Từ đó tản nhiệt nước được ra đời và phát triển với mục đích làm mát cho các dàn máy tính khủng và nóng quá mức đáng kể.
Vậy nên dù sinh sau đẻ muộn nhưng tản nhiệt nước đã đáp ứng gần như hầu hết tất cả các nhu cầu hạ hỏa cho các dàn máy tính khủng làm việc với mức công suất cao trong thời gian sử dụng lâu.
>>>> Xem thêm top các thương tản nhiệt tốt nhất hiện nay, được nhiều reviewer khuyên dùng.
Ưu điểm của tản nhiệt nước
- Nhược điểm rõ nét nhất là hiệu quả làm mát cực tốt trong nhiều điều kiện
- Thiết kế hiện đại, bắt mắt cùng hệ thống đèn LED
- Không gây ra nhiều tiếng ồn, yên tĩnh cho không gian cần sự tập trung cao
- Hệ thống ít bị bám bụi, tần suất vệ sinh thấp, không cần bảo trì bảo dưỡng quá nhiều
Nhược điểm của tản nhiệt nước
- Giá thành khá cao, khiến nhiều người dùng e dè
- Trong quá trình lắp đặt đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao
- Gây thiệt hại lớn cho các phần cứng khác khi gặp sự cố
- Khó khăn trong quá trình bảo trì cũng như bảo dưỡng
Nên chọn mua tản nhiệt nào là phù hợp?
Nhiều người phân vân không biết giữa tản nhiệt nước và khí cái nào tốt hơn ? Câu hỏi này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như thời gian sử dụng máy tính của bạn cũng như là cấu hình máy tính hiện tại của bạn đang sử dụng. Và còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn nữa, nên hãy suy nghĩ cẩn thận để đưa ra được việc nên mua loại tản nhiệt nước và khí nào cho phù hợp nhé!
Bài viết trên là một số thông tin về việc so sánh giữa tản nhiệt nước và khí, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn nhé! Chúc bạn nhanh chóng tìm được loại linh kiện phù hợp nhất với máy của mình nhé!