Bạn chưa biết cách định dạng ổ cứng ssd để cài win, định dạng ổ cứng mới, định dạng ổ cứng cài mac os. Đừng lo lắng thông qua bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách định dạng ổ cứng gpt, định dạng ổ cứng cài win 10, định dạng ổ cứng không mất dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Nội dung chính
Những lưu ý trước khi định dạng ổ cứng SSD
Dung lượng trống trên ổ SSD phải lớn hơn so với dung lượng hệ điều hành cần sử dụng. Nếu bạn muốn dời hệ điều hành từ đĩa MBR sang GPT thì bo mạch chủ của bạn phải hỗ trợ EFI hoặc UEFI khởi động. Ngoài ra bạn còn phải chuẩn bị những thứ dưới đây:
- Phụ kiện kết nối SSD: Nếu như bạn đang sử dụng PC có thể gắn ổ đĩa SSD mới vào để tiến hành cài Win. Còn nếu bạn sử dụng laptop thì bạn hãy chuẩn bị một sợi cáp để có thể kết nối được với ổ SSD thông qua cổng USB.
- Chuẩn bị đĩa cài win 10 hoặc USB boot để tiến hành cài đặt win 10 ngoài ra bạn còn có thể sử dụng them các công cụ khác như file ISO, UltraISO, Rufus hay PowerISO.
- Lưu ý quan trọng cuối cùng và đặc biệt quan trọng là trước khi tiến hành cài bạn loại linh kiện máy tính này cần phải sao lưu lại toàn bộ những dữ liệu quan trọng của mình. Chỉ có trường hợp là ổ SSD của bạn mới thì không cần phải sao lưu.
Cách định dạng ổ cứng SSD cài đặt win 10
Cách định dạng ổ cứng ssd bằng USB
Đầu tiên bạn hãy sử dụng cho mình đĩa win 10 hoặc USB boot đã chuẩn bị trước đó và làm theo những bước dưới đây:
- Bước 1: Đầu tiên nếu sử dụng đĩa win 10 thì hãy cho đĩa vào máy nếu như máy bạn không sử dụng ổ đĩa thì bắt buộc phải dùng USB boot nha. USB thì tiện hơn máy nào cũng có thể sử dụng được hết. Khởi tiến hành máy từ đĩa hoặc USB.
- Bước 2: Khi cửa sổ xuất hiện bạn hãy chọn ngôn ngữ cho thiết bị của mình. Sau khi chọn xong hãy tích các điều khoản mà Windows yêu cầu và chọn tiếp custom
- Bước 3: Bạn có thể dễ dạng xóa các phân vùng cũ bằng cách nhấn Drive option-> Delete. Tiếp đến hãy chọn vùng mà chưa được phân vùng nhấn New là xong.
- Bước 4: Cuối cùng bạn chỉ cần tiếp tục nhấn Next để cài đặt Windows mới là quá trình hoàn tất.
>>>> Xem thêm cách mua ram laptop nhanh rẻ, tìm được loại ram phù hợp với máy tính, PC, laptop.
Định dạng ổ cứng SSD bằng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard
Cách thứ 2 ngoài việc sử dụng USB đó chính là hãy dùng phần mềm AOMEI Partition Assistant Standard. Phần mềm này với giao diện thân thiệt nhẹ có thể giúp bạn di chuyển hệ điều hành và cài đặt hệ điều hành.
Với phần mềm này bạn có thể sao chép toàn bộ đĩa và có thể khởi động hệ thống của bạn từ SSD mà không cần phải mất thời gian đi cài đặt từng phần mềm như trước kia nữa rất mất thời gian
- Bước 1: Bạn cần tải và cài đặt phần mềm này về máy tính của mình.
- Bước 2: Sau khi tải về máy khởi động file cài đặt và đợi một lát cho ứng dụng khởi chạy và nhấn next.
- Bước 3: Cuối cùng nhấn Finish cho mình
- Bước 4: Sau khi cài đặt xong bạn hãy nhấn chọn vào phần Migrate OS to SSD or HDD nằm phía bên trái của cửa sổ.
- Bước 5: Sau đó chọn Next ở trong pop – windows.
- Bước 6: Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh thanh để chọn kích thước của vùng mới trên chiếc SSD của mình sau đó hãy click vào Next.
- Bước 7: Cuối cùng chỉ cần click vào Finnis để đọc các lưu ý về Boot Operating System và quay lại màn hình chính
Lưu ý: Khi sử dụng AOMEI Partition Assistant Standard nếu các thao tác liên quan đến hệ thống phân vùng thì sẽ hoàn thành theo chế độ PreOS. Còn nếu di chuyển giữa MBR và GPT thì hãy nhập BIOS và mới tiến hành cài đặt nhé.
Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong thủ thuật Build PC thông qua việc định dạng ổ cứng để cài win 10. Chúc các bạn thành công nhé !