Trong thị trường xe ô tô sôi động hiện nay, việc mua bán và  sang tên đổi chủ xe ô tô đã không còn là điều xa lạ. Trong quá trình sang tên đổi chủ cho xe ô tô thì một trong những vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm là về thủ tục và chi phí trong khi chuyển đổi người dùng mới cho ô tô. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và chi phí liên quan, bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện, từ lý do cần sang tên cho đến các bước cụ thể và chi phí phải chi trả. Cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao lại cần phải sang tên đổi chủ xe ô tô?

Sang tên đổi chủ xe không chỉ là một yêu cầu pháp lý tại Việt Nam mà nó còn đảm bảo các lợi ích cơ bản cho người sử dụng. Cụ thể việc chuyển nhượng chủ sở hữu cho xe ô tô về mặt pháp lý sẽ giúp:

  • Xác nhận quyền sở hữu: Sang tên xe ô tô trước pháp luật giúp xác nhận quyền sở hữu của người mua, đảm bảo tính pháp lý của giao dịch.
  • Tuân thủ pháp luật: Theo Nghị định 100/2019, việc không sang tên sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý và phạt tiền.
  • Hỗ trợ quản lý: Quá trình này giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý và xác định trách nhiệm pháp lý khi cần thiết.

Tại sao lại cần phải sang tên đổi chủ xe ô tô?

Các thủ tục và khoản chi phí sang tên

Sang tên đổi chủ xe ô tô đòi hỏi việc tuân thủ một loạt các bước thủ tục cụ thể và chi phí phải trả. Trong phần dưới này của bài viết, các bạn hãy cùng mình đi sâu vào từng bước thủ tục và chi tiết về các khoản chi phí liên quan nhé!

Thủ tục sang tên ô tô chính chủ

Thủ tục sang tên xe ô tô cần được thực hiện cẩn thận và chính xác. Đồng thời, thủ tục này cũng còn phụ thuộc vào địa chỉ cư trú/ nơi ở của cả 2 bên sang tên và bên nhận sang tên có cùng thuộc một tỉnh hay không. Chi tiết các bước tiến hành thủ tục sang nhượng xe ô tô cho chủ mới như sau:

Đối với sang tên đổi chủ xe ô tô trong cùng tỉnh:

  • Bước 1: Lập và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô.
  • Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô cũ tại cơ quan thuế.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên tại Phòng Cảnh sát giao thông.
  • Bước 4: Thanh toán lệ phí đăng ký xe.
  • Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe mới và biển số (nếu cần).

Thủ tục sang tên xe ô tô

Đối với quy trình sang tên đổi chủ xe ô tô với người khác tỉnh:

Trong trường hợp người sang tên và người nhận sang tên có địa chỉ thường trú khác tỉnh, các bước thủ tục tiến hành sang tên tương tự như ở cùng tỉnh nhưng thêm bước rút hồ sơ gốc xe tại Cảnh sát giao thông nơi người bán đăng ký. Đồng thời, người nhận sang tên cũng cần đăng ký và nhận biển số mới tại địa phương thường trú. Tiếp đó, người chủ mới của ô tô sẽ cần phải thực hiện đăng kiểm xe theo biển số mới.

Chi phí sang tên đổi chủ cần bỏ ra là bao nhiêu?

Chi phí cho quá trình này bao gồm hai khoản chính là lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe. Cụ thể như sau:

  • Lệ phí trước bạ đối với xe mới sẽ là 10% giá trị xe dưới 9 chỗ và là 2% đối với xe khách, xe tải.
  • Lệ phí trước bạ đối với xe cũ là 2% giá trị xe, tính theo tỷ lệ khấu hao dựa trên thời gian sử dụng và giá trị xe mới cùng loại.

Ví dụ: Xe Vios đời 2016 có giá mới 500 triệu đồng, sau 3 năm sử dụng giá trị còn 350 triệu. Mức phí trước bạ sẽ là 2% của 350 triệu, tức là 7 triệu đồng.

Còn với lệ phí đăng ký xe sẽ còn biến động tùy vào quy định của từng địa phương nhưng thường không quá cao.

Chi phí sang tên đổi chủ xe ô tô cần bỏ ra là bao nhiêu?

Sang tên đổi chủ xe ô tô là một bước quan trọng trong bất kỳ giao dịch mua bán xe ô tô nào mà cả người mua lẫn người bán cần lưu ý. Việc hiểu rõ về thủ tục và chi phí liên quan không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi cá nhân. Mong rằng những chia sẻ trên này có thể hữu ích với bạn trong quá trình chọn mua xe ô tô của mình nhé!