Kiểm tra cấu hình máy tính giúp bạn biết được phần cứng của máy có đúng với thông tin từ nhà cung cấp giới thiệu hoặc giúp bạn biết được máy tính của mình có phù hợp với ứng dụng nào đó trước cài đặt. Do đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết cách kiểm tra cấu hình máy tính Window chuẩn xác và đơn giản nhất nhé!

Dùng lệnh msinfo32 để kiểm tra cấu hình máy tính

Sử dụng lệnh msinfo32 để kiểm tra cấu hình máy tính là cách chúng ta tận dụng một tính năng có sẵn trong Windows để không cần phải thêm khâu cài đặt. Với cách kiểm tra này, hệ thống sẽ trả lời lại cho bạn từ các thông số cơ bản đến rất chi tiết trong máy từ phần cứng đến phần mềm, giúp bạn nắm được cấu hình máy của mình một cách đầy đủ và chuẩn xác nhất.

  • Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím Windows Key + R để mở hộp thoại Run, sau đó gõ lệnh msinfo32 rồi nhấn Enter hoặc OK để truy cập vào.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính

  • Bước 2: Ngay lập tức cửa sổ System Information hiện ra với đầy đủ các thông số của hệ thống.

Tại đây, bạn chú ý phần System Summary để biết thông tin từ tên hệ điều hành, phiên bản Windows 32bit hay 64bit, nhà sản xuất máy tính, tên hệ thống, bộ vi xử lý, ở phía dưới sẽ là các thông số của RAM nhiều hơn thế nữa.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính

Nếu muốn biết thêm chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác, mọi người có thể điều hướng tùy chọn vào trong menu bên trái nhé!

Sử dụng công cụ Computer Properties để kiểm tra cấu hình

Sử dụng Computer Properties để kiểm tra cấu hình máy tính, được xem là thao tác đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản hệ điều hành Windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10. Tuy nhiên, với Computer Properties bạn chỉ có thể kiểm tra cấu hình máy tính với những thông tin chung khá đơn giản nhưng không được đầy đủ và chi tiết.

  • Bước 1: Mọi người hãy nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC trên màn hình desktop > rồi chọn vào Properties (Đối với máy tính Windows 8 trở lên).

Sử dụng công cụ Computer Properties để kiểm tra cấu hình

Vào menu Start > nhấp chuột phải vào My Computer hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop > rồi chọn Properties (Đối với máy tính Windows 7 trở về trước)

  • Bước 2: Tại đây, chúng ta sẽ biết được thông tin
    • Device name: tên máy tính của bạn
    • Processor: Bộ vi xử lý và xung nhịp của vi xử lý được tích trong máy tính của bạn
    • Installed RAM: Dung lượng RAM
    • System type: Hệ điều hành của bạn sử dụng kiến trúc 32bit hoặc 64bit
    • Pen and Touch: Máy tính của bạn có được hỗ trợ sử dụng bút hoặc cảm ứng hay không

Sử dụng công cụ Computer Properties để kiểm tra cấu hình

Sử dụng lệnh dxdiag (DirectX Diagnostic Tool

Theo mẹo hay laptop khi sử dụng lệnh dxdiag, DirectX Diagnostic Tool sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết hơn, giúp bạn biết được cấu hình máy tính của mình có đủ đáp ứng được yêu cầu hay không.

  • Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím Windows Key + R để mở hộp thoại Run, sau đó gõ lệnh dxdiag rồi nhấn Enter hoặc OK để truy cập vào.

Sử dụng lệnh dxdiag (DirectX Diagnostic Tool để kiểm tra cấu hình

  • Bước 2: Ngay lập tức cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện lên với rất nhiều thông tin máy tính cơ bản ở tab System từ bo mạch chính, bộ vi xử lý, RAM,… và bạn có thể xem cấu hình máy tính ở các tab khác là Display, Sound, Input.

Sử dụng lệnh dxdiag (DirectX Diagnostic Tool để kiểm tra cấu hình

    • Tại System: sẽ tổng hợp các thông tin chính của CPU và bộ nhớ RAM cũng như máy tính của bạn đang chạy trên hệ điều hành nào, tên và hãng máy tính đang sử dụng…

tab system

    • Tại Display: bạn có thể kiểm tra được card đồ họa của laptop là card liền hay card rời, thông tin này sẽ giúp ích cho mục đích chạy game nặng hoặc sử dụng các ứng dụng đồ họa.

tab display

    • Tại Sound: tab này sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Card âm thanh đang lắp trên máy của mình

Tab sound

    • Tại Input: tab này sẽ cung cấp thông tin về các phụ kiện của máy tính như chuột, bàn phím đang kết nối với máy tính.

Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn bạn 3 cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản, nhanh chóng và chuẩn xác mà không cần cài đặt gì trên máy ở cả hệ điều hành Windows 7/8/10. Hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người trong những trường hợp cần thiết nhé!